DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Trong cuộc sống định hướng hay mục tiêu quan trọng hơn

| 3653 lượt xem | Hồi Hoàng

Trong cuộc sống định hướng hay mục tiêu quan trọng hơn

Mục tiêu thường thiếu chiều sâu, trong khi đó định hướng hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn.

Tôi yêu những mục tiêu, khi có chúng, tôi cảm thấy cuộc đời mình có những hoạch định rõ ràng. Thế nhưng tôi nhận ra khi mình chỉ cắm đầu bằng mọi cách hoàn thành nó, tôi bắt đầu cảm thấy mất phương hướng. Tôi không biết mình thực sự cố gắng vì điều gì, cũng chẳng cảm nhận được gì trong suốt quá trình phấn đấu để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nếu có lúc nào bạn đạt được một mục tiêu lớn trong cuộc đời nhưng trái lại cảm thấy trống rỗng đến ngạc nhiên, thì đó là vì: mục tiêu cho bạn biết mình phải làm gì, thế nhưng không cung cấp cho bạn lý do tại sao? Bởi vậy, hãy gắn mục tiêu vào trong định hướng cuộc đời mình để chúng trở nên có ý nghĩa hơn trong cả quá trình theo đuổi lẫn khi đã đạt được.
 
Mục tiêu đóng khung ta trong một đích đến, định hướng cung cấp khoảng trống cho những thay đổi
Khi đặt ra mục tiêu cho mình, ta thường dựa trên hiểu biết về môi trường và bản thân tại chính thời điểm đó. Thế nhưng thế giới luôn không ngừng biến đổi. Có thể trở thành bác sĩ không còn là tất cả những gì bạn muốn trong cuộc đời mình. Hoặc có những cơ hội may mắn chưa xuất hiện lúc bạn đặt ra mục tiêu. Nếu vô tình bị khóa chặt trong chiếc khung mà mục tiêu nhét bạn vào, bạn sẽ mãi mãi bị nhốt ở đó và sống một cuộc sống mình chẳng mong muốn.
Quyết tâm là một đức tính tốt, thế nhưng cứng đầu theo đuổi một mục tiêu không còn là những gì bản thân cần lại là một tội lỗi.

Trái lại, định hướng chừa chỗ cho sự thay đổi. Định hướng cung cấp cái nhìn rộng hơn, đồng nghĩa với việc có nhiều con đường để lựa chọn hơn, miễn là nó vẫn đi theo đúng hướng đã được đặt ra. Ví dụ, định hướng cuộc sống mà bạn theo đuổi là sống có ích và giúp đỡ người khác, vậy khi thấy không còn phù hợp để làm bác sĩ, bạn có thể đổi sang làm giáo viên, làm nhân viên cứu hộ, hay bất cứ nghề nghiệp nào khác giúp ích cho cuộc đời.

Mục tiêu có thể dẫn đến sự chán nản và trầm cảm, định hướng đem lại sinh lực bền bỉ
Với một số người quá coi trọng mục tiêu, khi không đạt được những gì đã đề ra, họ trở nên chán nản, buồn bực và chìm sâu trong sự thất bại.
Thế nhưng nguy hiểm hơn, những người đã đạt được mục tiêu cũng có thể trở nên chán nản và trầm cảm. Chỉ chăm chăm để chinh phục mục tiêu, đến khi đã đạt được, họ cảm thấy trống rỗng, không còn mục đích sống và dễ dàng dẫn đến sa ngã. Có không ít vận động viên đạt được huy chương vàng Olympic chia sẻ khi được phỏng vấn, họ cảm thấy vô cùng lo lắng sau khi đạt được tấm huy chương mà mình đã theo đuổi cả đời. Sau khi những tung hô của xã hội dần lắng xuống, họ trở về cuộc sống đời thường tĩnh lặng với câu hỏi to đùng trước mắt: "Mình nên làm gì với bản thân?"

Tuy nhiên, không phải vận động viên nào cũng thế. Có những người sở hữu định hướng rõ ràng ngay từ đầu: đạt đến giới hạn cao nhất của bản thân, cống hiến hết mình cho thể thao. Khi đó, huy chương chỉ là một phần trong cuộc sống của họ. Kể cả đến khi đã ngừng thi đấu, họ vẫn có thể tiếp tục cống hiến dưới cương vị một huấn luyện viên.

 Nguồn + Ảnh : Internet