DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Làng tranh Đông Hồ

Tài liệu miễn phí

Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam. Tranh Đông Hồ được xem là biểu tượng của nghệ thuật dân gian Việt Nam, phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hóa và tín ngưỡng của người Việt qua các thời kỳ.

Tố nữ - bộ tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ có nhiều chủ đề phong phú, như tranh Tết, tranh thờ, tranh phong cảnh, tranh động vật, tranh theo truyện dân gian, vừa cho cảm giác gần gũi, thân thuộc, vừa truyền tải những triết lý sâu sắc. Năm 2013, Tranh Đông Hồ được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.

Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế. Các nghệ nhân sử dụng kỹ thuật chạm khắc gỗ truyền thống để in tranh. Để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Bạn chỉ có thể tìm thấy họ ở một ngôi làng ven sông Đuống, thuộc xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Đó là làng Hồ, tên đầy đủ là làng Đông Hồ. 

Giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh Đông Hồ, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh. Qua những năm kháng chiến chống Pháp, do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn. Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi, đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.

Đã có lúc tưởng như một dòng tranh dân gian nổi tiếng với bề dày lịch sử đang dần bị mai một, nhưng với lòng yêu nghề của nhiều nghệ nhân, nghề làm tranh Đông Hồ đã và đang được khôi phục với sắc diện và sinh khí mới.

Những tài liệu dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về một dòng tranh dân gian đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia (năm 2013), và về nơi mà nhiều nghệ nhân dân gian vẫn đang miệt mài sáng tạo để vừa bảo tồn nét văn hoá truyền thống trong khi vẫn đáp ứng những nhu cầu mang tính thời đại để làng nghề có thể sống được bằng nghề:

Nghệ thuật thưởng lãm tranh Đông Hồ

Chân dung một làng nghề 

Một ngày ở làng tranh dân gian Đông Hồ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Oanh - người giữ gìn dòng tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ - Di sản cần bảo vệ khẩn cấp

Làng tranh Đông Hồ - nơi lưu truyền nghệ thuật dân gian Việt Nam

26 Lượt xem
other
Tặng đá Báo cáo
Chia sẻ

Ý kiến (0)