DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Học ăn học nói học gói học mở

| 731 lượt xem | Hồi Hoàng

Học ăn học nói học gói học mở

1. Giá trị vượt thời gian của câu tục ngữ “Học ăn học nói học gói học mở”

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”

Đây là câu tục ngữ quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang vần điệu xuôi tai, dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ này chính là sự đúc kết tinh túy trong đạo đối nhân xử thế từ xưa đến nay. Bao hàm những phương châm ứng xử hay và phù hợp, do đó, dù đặt trong hoàn cảnh hay thời đại nào, con người ta vẫn sẽ tìm được rất nhiều giá trị để học tập, trân trọng và ghi nhớ. Đặc biệt, trong thời đại 4.0, việc “Học ăn, học nói, học gói, học mở” là điều cần thiết để trở thành một người có văn hóa, sống tích cực và nhân văn hơn.

Một cử chỉ ăn uống lịch thiệp có thể nói là nét đẹp văn hóa ngay trong chính bản năng tự nhiên nhất của con người. Một lời nói thận trọng giúp tạo thêm nhiều thiện cảm, đúng lúc có thể mang lại tin tưởng, bình an. Một hành động tinh tế, chân thành yêu thương lại có thể đem đến hạnh phúc thực sự.

Chung quy, tất cả đều hướng về việc học cách đối nhân xử thế sao cho chuẩn mực.

Câu nói này của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người rất hay trong cuộc sống. Rằng khi chúng ta muốn làm tốt, muốn thành công một việc gì đều phải học hỏi. Muốn học đối nhân xử thế là phải học ngay từ “học ăn, học nói, học gói, học mở”, bắt đầu bởi những điều thật đơn giản để thay đổi từng thói quen nhỏ nhất, từng cử chỉ tưởng là thông thường nhưng lại có sức ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của bản thân cũng như mối quan hệ với mọi người xung quanh

2. Tại sao phải học, học gì và học như thế nào?

Ăn uống là bản năng tự nhiên cho sự sinh tồn và phát triển của con người. Do vậy, học cách ăn uống như thế nào để trang nhã, lịch thiệp thực chất cũng là học cách để tồn tại, phát triển trong xã hội hiện đại.

Bạn ăn gì? Điều này phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Bạn sẽ lựa chọn những món ăn mà mình thích. Không chỉ vậy, bạn còn có thể xem xét đến những yếu tố như chỉ số sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng,... nhằm lựa chọn các món ăn phù hợp cho cơ thể.

Bạn ăn như thế nào? Ông cha đã có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Điều này liên quan đến tốc độ ăn nhanh, ăn chậm và sự lịch lãm tinh tế trong ăn uống. Chúng ta nên có tư thế ăn uống đúng mực, phong cách ăn uống tế nhị, nhìn trước ngó sau, kính trên nhường dưới. Ngoài ra, tình cảm và thái độ sống góp phần quyết định trong việc ăn như thế nào. Nhìn người khác để học hỏi cách ăn. Ăn sao vừa đủ, ăn có văn hóa có lẽ là những yêu cầu căn bản trong vấn đề ăn như thế nào.

Việc học nói cũng như việc học ăn.

Nói là một bản năng khác của con người với sự phát ra âm thanh từ miệng để truyền đạt, thông báo, trao đổi tin tức nhằm giao tiếp với nhau. Không chỉ còn là vấn đề cá nhân, nói mang đậm nét tiêu biểu cho tính xã hội của con người.

Bạn nói gì? “Lời nói, gói vàng”, chúng ta nói vì tính xã hội, vì cái đẹp, vì giải mã một vấn đề nào đó...Ta nên nói nhiều lời hay, ý đẹp, nhã nhặn, tinh tế để giao tiếp một cách văn hóa. Tránh dùng lời nói nhằm vụ lợi, tính toán lợi ích cho bản thân mà làm tổn hại đến người  khác.

Bạn nói như thế nào? Xét trên phương diện tri thức hoặc kỹ năng. Mục đích chính của việc nói là thuyết phục. Và cái "tâm" của người nói luôn là một nền tảng, cơ sở cho sức thuyết phục. Thêm vào đó, ta cần phải nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh, hơn thế là truyền tải sinh động để đạt được hiệu quả giao tiếp. Thực tế ngày nay, kỹ năng nói luôn là kỹ năng chiếm ưu thế về tính quan trọng trong các cuộc tranh luận, trong giao tiếp và công việc hàng ngày.

Còn lại là học gói, học mở...

Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống. Tuy nhiên, không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở quà tặng, hay vật dụng sinh hoạt thông thường. Phạm trù "gói", "mở" còn bao hàm nhiều tầng nghĩa sâu xa hơn liên quan đến các vấn đề trong đời sống, công việc; vấn đề triết lý đối lập giữa sự tuần hoàn vô hạn của vũ trụ và đời sống hữu hạn của con người.

Bạn gói, mở những gì? Trong đời sống con người và xã hội, chúng ta sẽ luôn phải đối mặt với những vấn đề "mới", "cũ", "nhớ", “quên", “đóng”, “mở"... Ý chỉ, phàm là bất kỳ việc gì cũng có một quy trình chung nhất. Bạn phải học cách để lập kế hoạch, ứng xử chu đáo, nề nếp và khéo léo. Ngoài ra, cổ nhân nhắc người đời sau phải "học gói, học mở" là để chúng ta học cách để khép lại những gì lỗi thời, xưa cũ để mở ra cái mới lý thú, tốt đẹp hơn theo sự vận động không ngừng của vũ trụ.

Bạn gói, mở như thế nào? Không đơn thuần là gói, mở hàng hóa. Đây là sự khéo léo quan sát, linh hoạt, sáng tạo và ứng xử uyển chuyển sao cho mọi việc được diễn ra trong khuôn phép nhất định. Tất cả đều phải phù hợp với diễn biến của từng tình huống trong cuộc sống. Một người khôn ngoan ngoài khả năng biết “gói” đúng lúc, cũng phải biết cách “mở” đúng chỗ. Chúng ta sẽ học được cách cân đối hài hòa giữa việc nhận và cho, giữa cống hiến, hy sinh và thụ hưởng...

Suy cho cùng, “học gói, học mở” cũng là một cách rèn luyện kỹ năng làm việc khéo léo và một lối sống nhân văn, tích cực.

3. 30 quy tắc vàng trong “Học ăn học nói học gói học mở”

 Khi ăn uống hãy nhớ chú ý:



Để giao tiếp hiệu quả hơn, bạn nên:



Học ứng xử tinh tế hơn bằng cách:



Như vậy, “Học ăn học nói học gói học mở” chính là sự tổng hợp đầy đủ và sơ khai nhất về những kỹ năng sống cần thiết góp phần hình thành nên hệ giá trị của mỗi con người. Cuộc đời chúng ta sẽ luôn gắn liền với việc “Học ăn học nói học gói học mở” - đây cũng có thể được xem là gốc rễ để khởi đầu cho hành trình hoàn thiện và phát triển các mối quan của con người với chính mình và thế giới bên ngoài. Và DJC sẽ luôn đồng hành cùng bạn để cùng nâng tầm các kỹ năng đơn giản này trở thành nghệ thuật sống chân thành, tích cực, nhân văn hơn khi đối diện với nhiều đối tượng - môi trường sống khác nhau.

BTV: Nhữ Quỳnh.