DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Cần Vương: Lê Duy Mật kháng Trịnh

Tài liệu miễn phí

Vương quyền vua Lê lập lên từ Lê Thái Tổ đã kết thúc với chiếu nhường ngôi của Cung hoàng Xuân trao ngôi báu cho An Hưng Vương Mạc Đăng Dung năm 1527 tại Đông Kinh. 

Trong 65 cầm quyền, triều đình Mạc đã xóa bỏ hết những gì là của vua Lê, từ thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn quan, võ tướng, kể cả con cái dòng dõi. 

Năm 1533, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim cùng con rể Trịnh Kiểm đã phất cờ tụ nghĩa "Phù Lê diệt Mạc", tập hợp lực lượng đánh nhau với nhà Mạc, giành thắng lợi, đánh đổ triều Mạc, lập lại triều Lê. Từ đó một tháng hai kỳ, ngày Sóc và ngày Vọng (tức mùng 1 và 15 Âm lịch), vua Lê chúa Trịnh cùng nhau bàn chính sự trong điện Cần Chánh. Nhưng thế lực của Vương phủ ngày một mạnh thêm, nắm hết quyền bính, dần lấn át cả uy quyền của vua Lê, để rồi vua Lê chỉ còn là hư vị. 

Đến thời chúa Trịnh Giang ăn chơi sa đọa, tự ý phế lập, trước sự bạo ngược đó Hoàng thân nhà Hậu Lê, con thứ vua Lê Dụ Tông - Lê Duy Mật giương cao ngọn cờ Cần Vương, gây dựng lực lượng mưu tính công lật đổ nhà Trịnh. 

"Cần vương Lê Duy Mật kháng Trịnh" thuộc bộ sách “Góc nhìn sử Việt”. Đây là bộ sách hướng đến đối tượng độc giả rộng rãi, từ những người học tập và nghiên cứu cho đến những người có đam mê với lịch sử và văn hóa Việt Nam. Học sinh từ lớp 6 đã có thể đọc được.

Tác giả Phan Trần Chúc (1907-1946) 

Phan Trần Chúc là nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Theo một số tài liệu, ông được sinh ra ở Thái Bình, sống ở Hà Nội. Ông là chủ bút của tờ Việt cường, Tân Việt Nam...; là một cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách ký sự lịch sử, tiểu thuyết lịch sử.

Ông để lại một gia tài trước tác khá đồ sộ, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nghiên cứu:

- Triều Tây Sơn (1942)

- Việt Nam sử học (thế kỉ 18 - 1942)

- Một kiếp trước của Phật Thích Ca (1942)

- Tĩnh Đô vương (1943)...

Ký sự lịch sử:

- Vua Hàm Nghi (Nam ký - Hà Nội, 1935)

- Vua Quang Trung (Lê Cường - Hà Nội, 1940)

- Nguyễn Tri Phương (NXB Văn hóa Thông tin, 2001)...

Tiểu thuyết lịch sử:

- Hồi chuông Thiên Mụ (1940)

- Cần vương (1941)

- Dưới lũy Trường Dục (Phổ thông bán nguyệt san, số 104, ngày 1 tháng 4 năm 1942)...

Mục lục

Phần 1: Pho tượng Ngọc Hoàng - Trang 7

Phần 2: Đêm ba mươi Tết - Trang 17

Phần 3: Cái cổ Tiến sĩ - Trang 24

Phần 4: Lên đường - Trang 36

Phần 5: Sẩy đàn - Trang 58

Phần 6: Trong Điện Vạn Thọ - Trang 70

Phần 7: Tấm lưới của họ Trịnh - Trang 80

Phần 8: Lê Duy Mật với Đặng Đình Bật - Trang 98

Phần 9: Yên Mặc Đạo nhân - Trang 110

Phần 10: Động Trình Quang - Trang 123 

Phần 11: “Thiên Nam Đế tử” - Trang 133

Giới thiệu Tác phẩm - Tác giả

43 Lượt xem
other
Tặng đá Báo cáo
Chia sẻ

Ý kiến (0)

Tài liệu liên quan

  • 13
    Phương pháp sử học

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    920
  • 27
    Việt sử tân biên: Trần - Lê thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    537
  • 28
    Việt sử tân biên: Việt Nam Kháng pháp sử (Tập trung)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    518
  • 31
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập thượng)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    497
  • 21
    Việt sử tân biên: Từ Tây Sơn mạt điệp đến Nguyễn sơ

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    458
  • 20
    Việt sử tân biên: Nam Bắc phân tranh hay là Loạn phong kiến Việt Nam

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    391
  • 23
    Việt sử tân biên: Thượng và Trung cổ thời đại

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    370
  • 27
    Việt Nam Pháp thuộc sử

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    176
  • 12
    Việt sử tân biên: Việt Nam kháng Pháp sử (Tập hạ - Phần 1)

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    154
  • 21
    Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn

    Kim cương

    Miễn phí

    Rating

    0.0/5

    Lượt xem

    122