DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 9.11: Cách để cải thiện cân bằng cuộc sống và công việc

| 1832 lượt xem | Thư viện số 100 năm

Bài 9.11: Cách để cải thiện cân bằng cuộc sống và công việc

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân - DJ Model giúp Nâng cao năng lực:
  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân.

  • Tác giả: Celeste Headlee - Nhà báo phát thanh người Mỹ, tác giả, diễn giả trước công chúng và là người đồng dẫn chương trình hàng tuần Retro Report trên PBS.

  • Cộng tác viên dịch: Nguyễn Thị Dạ Thảo

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng #Sự nghiệp #Người cân bằng

HOW TO IMPROVE YOUR WORK-LIFE BALANCE TODAY

CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN CÂN BẰNG CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC

Balancing your professional and personal life can be challenging, but it's essential. Here's how to improve your work-life balance today.


Cân bằng công việc và cuộc sống riêng của bạn có thể sẽ khó khăn, nhưng là việc rất quan trọng. Đây là cách để cân bằng công việc-cuộc sống của bạn tốt hơn từ hôm nay.


Often, work takes precedence over everything else in our lives. Our desire to succeed professionally can push us to set aside our own well-being. Creating a harmonious work-life balance or work-life integration is critical, though, to improve not only our physical, emotional and mental well-being, but it's also important for our career.


Thường công việc sẽ chiếm nhiều ưu tiên hơn mọi thứ khác trong đời ta. Khát khao thành công trong công việc có thể khiến chúng ta tự gạt sức khoẻ của mình qua một bên. Nhưng việc cân bằng một cách hòa hợp giữa cuộc sống-công việc hoặc kết hợp công việc-cuộc sống không chỉ rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe thể chất, cảm xúc và tinh thần của chúng ta, mà cũng quan trọng với sự nghiệp của ta nữa.


What is work-life balance, and why is it important?

In short, work-life balance is the state of equilibrium where a person equally prioritizes the demands of one's career and the demands of one's personal life. Some of the common reasons that lead to a poor work-life balance include:


Cân bằng công việc-cuộc sống là gì, và tại sao nó lại quan trọng?


Nói ngắn gọn, cân bằng công việc-cuộc sống là trạng thái cân bằng khi một người ưu tiên những nhu cầu của sự nghiệp và nhu cầu của đời sống cá nhân như nhau. Một số lý do phổ biến dẫn đến mất cân bằng công việc-cuộc sống bao gồm:


Increased responsibilities at work

Working longer hours

Increased responsibilities at home

Having children


Trách nhiệm ở chỗ làm tăng lên

Phải làm nhiều giờ hơn

Trách nhiệm ở nhà tăng lên

Có con


A good work-life balance, said Chris Chancey, career expert and CEO of Amplio Recruiting, has numerous positive effects, including less stress, a lower risk of burnout and a greater sense of well-being. This not only benefits employees but employers, too. 


Theo Chris Chancey, chuyên gia việc làm và CEO của Amplio Recruiting, thì sự cân bằng thích hợp giữa công việc-cuộc sống sẽ có nhiều lợi ích, bao gồm ít bị stress hơn, ít nguy cơ kiệt sức và có sức khoẻ tốt hơn. Điều này sẽ không chỉ có ích với các nhân viên mà với cả nhà quản lý nữa.


"Employers who are committed to providing environments that support work-life balance for their employees can save on costs, experience fewer cases of absenteeism, and enjoy a more loyal and productive workforce," said Chancey. Employers that offer options such as telecommuting or flexible work schedules can help employees have a better work-life balance.


“Những nhà quản lý quyết tâm bảo đảm môi trường làm việc thích hợp cho sự cân bằng công việc-cuộc sống của nhân viên sẽ có thể tiết kiệm tiền, ít gặp trường hợp nghỉ việc hơn, và có một lực lượng lao động trung thành và năng suất hơn” – Chancey nói. Những nhà quản lý cung cấp các lựa chọn như làm việc tại nhà hoặc lịch làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên cân bằng công việc-cuộc sống tốt hơn.


When creating a schedule that works for you, think about the best way to achieve balance at work and in your personal life. Chancey said that work-life balance is less about dividing the hours in your day evenly between work and personal life and, instead, is more about having the flexibility to get things done in your professional life while still having time and energy to enjoy your personal life. There may be some days where you work longer hours so you have time later in the week to enjoy other activities. Here are eight ways to create a better work-life balance, as well as how to be a supportive manager.


Khi lên một kế hoạch làm việc phù hợp với bạn, hãy nghĩ về cách tốt nhất để cân bằng công việc với cuộc sống riêng của bạn. Chancey nói rằng cân bằng công việc-cuộc sống không có nghĩa là phân chia đều nhau số giờ làm việc và nghỉ ngơi trong ngày, mà đúng hơn là về việc có sự linh hoạt để hoàn tất xong công việc cần làm trong khi vẫn có thời gian và năng lượng để tận hưởng đời sống cá nhân. Có thể sẽ có những ngày bạn làm nhiều giờ hơn để vào cuối tuần bạn có thêm thời gian tận hưởng những hoạt động khác. Đây là 8 cách để cân bằng công việc-cuộc sống tốt hơn, cũng như cách để trở thành một quản lý hỗ trợ nhân viên tốt hơn.


1. Accept that there is no 'perfect' work-life balance.


When you hear "work-life balance," you probably imagine having an extremely productive day at work, and leaving early to spend the other half of the day with friends and family. While this may seem ideal, it is not always possible. 


1. Chấp nhận rằng không có sự cân bằng cuộc sống-công việc ‘hoàn hảo’.


Khi bạn nghe tới “cân bằng công việc-cuộc sống”, có thể bạn hình dung sẽ có một ngày làm việc thật năng suất, rồi về nhà sớm để dành nửa ngày còn lại với bạn bè và gia đình. Mặc dù điều này nghe rất lý tưởng nhưng không phải lúc nào cũng khả thi.


Don't strive for the perfect schedule; strive for a realistic one. Some days, you might focus more on work, while other days you might have more time and energy to pursue your hobbies or spend time with your loved ones. Balance is achieved over time, not each day. 


Đừng tìm kiếm kế hoạch làm việc hoàn hảo; hãy thực tế. Sẽ có những ngày bạn tập trung hơn cho công việc, trong khi những ngày khác có thể bạn có nhiều thời gian và năng lượng hơn để theo đuổi sở thích hoặc dành thời gian với những người thân yêu. Sự cân bằng chỉ có thể đạt được theo thời gian, không phải theo ngày.


"It is important to remain fluid and constantly assess where you are [versus] your goals and priorities," said Heather Monahan, founder of the career mentoring group, #BossinHeels. "At times, your children may need you, and other times, you may need to travel for work, but allowing yourself to remain open to redirecting and assessing your needs on any day is key in finding balance." 


“Bạn rất cần giữ được sự linh hoạt và liên tục đánh giá xem bạn đang ở đâu [so với] mục tiêu và ưu tiên của mình.” – theo lời của Heather Monahan, nhà sáng lập nhóm hướng dẫn nghề nghiệp #BossinHeels. “Có lúc con bạn sẽ cần bạn, và có lúc khác bạn cần đi công tác, nhưng việc cho phép bản thân sẵn sàng điều hướng lại và đánh giá nhu cầu của mình mỗi ngày là điều rất quan trọng để tìm được sự cân bằng.”


2. Find a job that you love.


Although work is an expected societal norm, your career shouldn't be restricted. If you hate what you do, you aren't going to be happy, plain and simple. You don't need to love every aspect of your job, but it needs to be exciting enough that you don't dread getting out of bed every morning. 


2. Tìm một công việc mà bạn yêu thích.


Mặc dù công việc là điều xã hội muốn bạn có, thì sự nghiệp của bạn không nên bó buộc. Nếu bạn ghét những gì mình làm thì bạn sẽ không vui vẻ được, ngắn gọn vậy thôi. Bạn không cần thích mọi khía cạnh trong công việc của mình, nhưng nó cần phải đủ thú vị để bạn không thấy ghét việc ra khỏi giường vào mỗi sáng.


Monahan recommended finding a job that you are so passionate about you would do it for free. "If your job is draining you, and you are finding it difficult to do the things you love outside of work, something is wrong," said Monahan. "You may be working in a toxic environment, for a toxic person, or doing a job that you truly don't love. If this is the case, it is time to find a new job."


Monahan khuyên bạn tìm một công việc mà bạn đam mê đến nỗi sẵn sàng làm nó miễn phí. “Nếu công việc đang làm bạn kiệt sức, và bạn thấy thật khó để làm những gì mình thích ngoài công việc, thì có gì đó không ổn rồi” – Monahan nói. “Có thể bạn đang làm việc trong một môi trường độc hại, cho một người độc hại, hoặc làm một công việc bạn không thực sự thích. Nếu vậy thì đã tới lúc tìm việc mới rồi.”


3. Prioritize your health.


Your overall physical, emotional and mental health should be your main concern. If you struggle with anxiety or depression and think therapy would benefit you, fit those sessions into your schedule, even if you have to leave work early or ditch your evening spin class. If you are battling a chronic illness, don't be afraid to call in sick on rough days. Overworking yourself prevents you from getting better, possibly causing you to take more days off in the future. "Prioritizing your health first and foremost will make you a better employee and person," said Monahan. "You will miss less work, and when you are there, you will be happier and more productive." 

Prioritizing your health doesn't have to consist of radical or extreme activities. It can be as simple as daily meditation or exercise. 


3. Ưu tiên sức khỏe.


Sức khỏe thể chất, cảm xúc, tinh thần nói chung của bạn phải được ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn gặp khó khăn với chứng lo âu hoặc trầm cảm và nghĩ đi trị liệu sẽ có ích, thì hãy thêm những buổi trị liệu đó vào lịch làm, kể cả khi phải xin về sớm hay bỏ lớp dạy đạp xe buổi tối. Nếu bạn đang chống chọi với bệnh mãn tính, đừng ngại xin nghỉ ốm vào những ngày bệnh nặng. Làm việc quá sức sẽ khiến bạn không khá lên được, có thể sẽ khiến bạn còn phải nghỉ làm nhiều hơn trong tương lai. “Nếu ưu tiên sức khoẻ lên trên hết thì bạn sẽ trở thành một nhân viên và một người tốt hơn” – theo Monahan. “Bạn sẽ ít phải nghỉ làm hơn, và khi có đi làm thì bạn sẽ hạnh phúc và làm việc năng suất hơn. Ưu tiên sức khoẻ không có nghĩa là phải vận động quá mức. Có thể bạn chỉ cần thiền hoặc tập thể dục nhẹ mỗi ngày thôi.


4. Don't be afraid to unplug.


Cutting ties with the outside world from time to time allows us to recover from weekly stress, and gives us space for other thoughts and ideas to emerge. Unplugging can mean something simple like practicing, instead of checking work emails. Monahan said when she used to travel with her boss for work, she'd look over to find him reading a novel while she would be doing something work-related. 


4. Đừng ngại “rút điện”.


Thỉnh thoảng cắt liên lạc với thế giới bên ngoài sẽ cho phép chúng ta hồi phục sau cơn stress mỗi tuần, và cho chúng ta không gian để nghĩ ra những suy nghĩ và ý tưởng khác. “Rút điện” có thể là những điều đơn giản như tập thể dục thay vì kiểm tra email làm việc. Monahan nói hồi còn đi công tác cùng sếp, khi nhìn qua, cô sẽ thấy ông ấy đang đọc một cuốn tiểu thuyết trong khi cô sẽ làm gì đó liên quan tới công việc.


"I didn't understand at the time that he was giving himself a break and decompressing while I was leading myself to a potential burnout," said Monahan. Now, Monahan practices the same tactics. She reiterated that taking that time to unwind is critical to success and will help you feel more energized when you're on the clock.


“Khi đó tôi không hiểu là ông ấy đang để bản thân nghỉ ngơi và giảm căng thẳng, còn tôi thì đang tự dẫn mình tới nguy cơ kiệt sức.” – Monahan nói. Bây giờ Monahan cũng làm điều tương tự. Cô nhắc lại rằng dành thời gian để đổi gió là rất quan trọng để thành công và sẽ giúp bạn cảm thấy nhiệt huyết hơn khi đang làm việc.


5. Take a vacation.


Sometimes, truly unplugging means taking vacation time and shutting work completely off for a while. Whether your vacation consists of a one-day staycation or a two-week trip to Bali, it's important to take time off to physically and mentally recharge. According to the State of American Vacation 2018 study conducted by the U.S. Travel Association, 52% of employees reported having unused vacation days left over at the end of the year. Employees are often worried that taking time off will disrupt the workflow, and they will be met with a backlog of work when they return. This fear should not restrict you from taking a much-needed break. 


5. Đi du lịch.


Đôi khi, việc “rút điện” thực sự nghĩa là dành thời gian đi du lịch và cắt đứt hoàn toàn khỏi công việc trong một lúc. Dù bạn đi du lịch chỉ một ngày hay đi Bali hai tuần, thì việc dành thời gian ra để sạc lại về thể chất và tinh thần là rất quan trọng. Theo như nghiên cứu năm 2018 về tình trạng du lịch tại Mỹ, được thực hiện bởi Tổ chức Du lịch Mĩ, thì 52% nhân viên báo cáo rằng vẫn còn những ngày nghỉ phép chưa sử dụng vào cuối năm. Các nhân viên thường lo rằng việc dành thời gian nghỉ ngơi sẽ gây gián đoạn tiến độ công việc, và họ sẽ phải đối mặt với hàng đống công việc chồng chất khi trở về. Nhưng nỗi sợ này không nên cản trở bạn khỏi việc dành ra một kỳ nghỉ cần thiết.


"The truth is, there is no nobility in not taking well-deserved time away from work; the benefits of taking a day off far outweigh the downsides," said Chancey. "With proper planning, you can take time away without worrying about burdening your colleagues or contending with a huge workload when you return." 


“Sự thật là, việc không dành thời gian nghỉ ngơi xứng đáng chẳng có gì là vinh quang cả; lợi ích của việc nghỉ ngơi một ngày sẽ đè bẹp toàn bộ bất lợi” – theo Chancey nói. “Nếu lên kế hoạch thích hợp, bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi mà không phải lo về việc trở thành gánh nặng cho đồng nghiệp của bạn hoặc phải thấy công việc chất đống khi bạn quay lại.”


6. Make time for yourself and your loved ones.


While your job is important, it shouldn't be your entire life. You were an individual before taking this position, and you should prioritize the activities or hobbies that make you happy. Chancey said that achieving work-life balance requires deliberate action. "If you do not firmly plan for personal time, you will never have time to do other things outside of work," said Chancey. "No matter how hectic your schedule might be, you ultimately have control of your time and life." 


6. Dành thời gian cho bản thân và những người yêu thương.


Tuy công việc rất quan trọng thì cuộc đời bạn cũng không nên chỉ có nó. Trước khi nhận công việc này thì bạn đã là một con người, và bạn nên ưu tiên những hoạt động hay sở thích giúp cho bạn hạnh phúc. Chancey nói rằng để có được sự cân bằng công việc-cuộc sống thì phải hành động có chủ đích. “Nếu bạn không cương quyết dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ không thể có thời gian làm những hoạt động ngoài công việc.” Chancey nói. “Dù lịch làm của bạn có bận rộn đến đâu thì cuối cùng bạn vẫn có thể kiểm soát thời gian và cuộc sống của mình.”


When planning time with your loved ones, create a calendar for romantic and family dates. It may seem weird to plan one-on-one time with someone you live with, but it will ensure that you spend quality time with them without work-life conflict. Just because work keeps you busy doesn't mean you should neglect personal relationships. "Realize that no one at your company is going to love you or appreciate you the way your loved ones do," said Monahan. "Also [remember] that everyone is replaceable at work, and no matter how important you think your job is, the company will not miss a beat tomorrow if you are gone."


Khi lên kế hoạch cho người thân yêu của bạn, hãy tạo một cuốn lịch cho những ngày lãng mạn và những ngày bên gia đình. Có thể hơi kỳ khi lên kế hoạch gặp trực tiếp một người sống cùng với bạn, nhưng sẽ đảm bảo bạn có thể dành thời gian trọn vẹn với họ mà không bị xung đột giữa công việc-cuộc sống. Chỉ vì công việc làm bạn bận rộn không có nghĩa là bạn nên bỏ mặc những mối quan hệ cá nhân. “Hãy nhận ra rằng chẳng ai ở công ty yêu quý hay trân trọng bạn như những người thân yêu của bạn đâu.” Monahan nói. “Và [hãy nhớ] ai cũng có thể bị thay thế tại chỗ làm, và dù bạn nghĩ công việc của mình quan trọng đến thế nào, thì ngày mai công ty cũng chả bị ảnh hưởng gì nếu bạn ra đi đâu.”


7. Set boundaries and work hours.


Set boundaries for yourself and your colleagues, to avoid burnout. When you leave the office, avoid thinking about upcoming projects or answering company emails. Consider having a separate computer or phone for work, so you can shut it off when you clock out. If that isn't possible, use separate browsers, emails or filters for your work and personal platforms. Additionally, Chancey recommended setting specific work hours. "Whether you work away from home or at home, it is important to determine when you will work and when you will stop working; otherwise, you might find yourself answering work-related emails late at night, during vacations or on weekends off," said Chancey. Chancey advised notifying team members and your manager about boundaries beyond which you cannot be accessible, because you are engaged in personal activities. This will help to ensure that they understand and respect your workplace limits and expectations.


7. Đặt ra ranh giới và giờ làm việc.


Hãy đặt ra ranh giới cho đồng nghiệp và bản thân để tránh bị kiệt sức. Khi bạn ra khỏi chỗ làm, hãy tránh nghĩ tới những dự án sắp tới hay trả lời email công việc. Hãy nghĩ tới việc có một cái máy tính hay điện thoại riêng cho công việc, để bạn có thể tắt nó đi khi nghỉ ngơi. Nếu không được thì hãy dùng trình duyệt, email riêng hoặc bộ lọc riêng cho các nền tảng công việc và cá nhân của bạn. Thêm nữa, Chancey khuyên bạn nên đặt thời gian riêng cho công việc. “Dù bạn làm việc xa nhà hay tại nhà, thì cũng nên quyết định xem khi nào bạn làm việc và khi nào bạn ngừng làm việc; nếu không, bạn sẽ thấy mình phải trả lời email công việc vào lúc giữa đêm, trong lúc đi du lịch hay vào những ngày nghỉ cuối tuần.” Chancey nói. Chancey khuyên bạn nên thông báo cho những người cùng nhóm và quản lý về những ranh giới sẽ không thể liên lạc với bạn được, vì bạn đang bận làm những việc riêng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng họ hiểu và tôn trọng những giới hạn và mong đợi tại nơi làm việc của mình.


8. Set goals and priorities (and stick to them).


By implementing time-management strategies, analyzing your to-do list and cutting out tasks that have little to no value. Pay attention to when you are most productive at work and block that time off for your most important work-related activities. Avoid checking your emails and phone every few minutes, as those are major time-wasting tasks that derail your attention and productivity. Structuring your day can increase productivity at work, which can result in more free time to relax outside of work.


8. Đặt ra mục tiêu và các ưu tiên (và hãy dính với chúng).


Bằng cách lên những chiến thuật quản lý thời gian, phân tích danh sách việc cần làm của mình và bỏ đi những công việc gần như hoặc không hề có giá trị.


Hãy chú ý xem khi nào năng suất làm việc của bạn cao nhất và dành riêng thời gian đó cho những hoạt động quan trọng nhất liên quan tới công việc. Tránh việc cứ ít phút lại kiểm tra email và điện thoại, vì đó là những việc lãng phí thời gian khiến sự chú ý và năng suất của bạn bị chệch đường ray. Lên kế hoạch cho ngày có thể giúp tăng năng suất làm việc, giúp bạn có thêm thời gian để thư giãn ngoài công việc.


The rise of the flexible workplace


Those who do maintain a successful balance between them often point to their flexible work schedules. Recent research found that in the past seven years, many employers have allowed workers greater flexibility both with their schedule and where they work.


Số nơi làm việc linh hoạt bắt đầu tăng lên


Những ai giữ cân bằng công việc-cuộc sống thành công thường bảo đó là nhờ lịch làm việc linh hoạt của họ. Nghiên cứu cho thấy trong 7 năm qua, nhiều nhà quản lý đã cho phép nhân viên được linh hoạt hơn trong cả thời gian và nơi làm việc.


"It is clear that employers continue to struggle with fewer resources for benefits that incur a direct cost," said Ken Matos, lead researcher and senior director of employment research and practice at the nonprofit research organization Families and Work Institute. "However, they have made it a priority to grant employees access to a wider variety of benefits that fit their individual and family needs and that improve their health and well-being."


“Có thể thấy rõ các nhà quản lý vẫn gặp rắc rối với việc thiếu nguồn lực cho những lợi ích gây tốn kém trực tiếp.” – theo Ken Matos, nhà nghiên cứu chủ chốt và giám đốc cấp cao của bộ phận nghiên cứu việc làm tại tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận “Trung tâm Gia đình và Công việc”. “Tuy nhiên, họ đã ưu tiên cho các nhân viên được hưởng nhiều lợi ích phù hợp với nhu cầu của cá nhân họ và gia đình họ hơn, giúp cải thiện sức khoẻ và hạnh phúc của họ.”


Flexibility can pay off for employers in the long run. "As we look ahead, it is clear that in order to remain competitive, employers must find ways to offer flexible work options if they want to attract and retain top talent," said Hank Jackson, president and CEO of the Society for Human Resource Management.


Sự linh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho các nhà quản lý. “Khi nhìn về phía trước thì có thể thấy rõ: để tiếp tục cạnh tranh, các quản lý phải tìm cách để đưa ra các lựa chọn làm việc linh hoạt nếu họ muốn thu hút và giữ chân những tài năng hàng đầu.” – theo Hank Jackson, chủ tịch kiêm CEO của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực.


"Work-life balance will mean different things to different people because, after all, we all have different life commitments," said Chancey. "In our always-on world, balance is a very personal thing, and only you can decide the lifestyle that suits you best."


“Cân bằng cuộc sống-công việc sẽ khác nhau với từng người, vì dù sao thì những ưu tiên trong đời của chúng ta là khác nhau.” – theo Chancey. “Trong thế giới luôn làm việc của chúng ta, sự cân bằng là một điều rất cá nhân, và chỉ bạn mới quyết định được lối sống nào là phù hợp với bạn nhất.”


How to be a supportive manager


To help managers do a better job of supporting their employees' efforts to achieve a healthier work-life balance, Robert Half Management Resources offers four tips:


Cách để thành một quản lý hỗ trợ tốt


Để giúp các quản lý hỗ trợ nỗ lực làm việc của nhân viên và có được sự cân bằng công việc-cuộc sống tốt hơn, Tổ chức Quản lý Nhân lực Robert Half đã đề xuất 4 bí quyết:


Know what your employees are striving for. Not everyone has the same work-life balance goals. Talk to each employee about their objectives, and then determine what you can do to help them. Some employees may benefit from working remotely a couple days each week, while others may prefer altering their daily work schedule. It's important to be open-minded and flexible. 


Biết rằng nhân viên của bạn muốn đạt được gì. Không phải ai cũng có mục tiêu cân bằng công việc-cuộc sống như nhau. Hãy nói chuyện với từng nhân viên về mục đích của họ rồi xem thử bạn làm được gì để giúp họ. Một số nhân viên sẽ thấy có lợi khi làm vài ngày một tuần, trong khi người khác sẽ muốn thay đổi lịch làm hằng ngày của họ hơn. Bạn rất nên nghĩ thoáng và linh hoạt.


Set a good example. Your employees follow your lead. If you send emails at all hours of the day and night or work hard on the weekends, your staff thinks that is what is expected of them, too. 


Đưa ra ví dụ tốt. Nhân viên sẽ theo sự hướng dẫn của bạn. Nếu bạn gửi email mọi giờ trong ngày và đêm hoặc làm việc chăm chỉ vào cuối tuần, nhân viên cũng nghĩ bạn muốn họ làm được thế.


Let employees know what their options are. While employers typically do a good job of highlighting their work-life balance offerings to prospective job candidates, the same can't be said for communicating those initiatives to current employees. Regularly discuss with your employees the options that are available to them. Also, sit down with soon-to-be parents and discuss parental leave options. 


Cho các nhân viên biết họ có những lựa chọn gì. Tuy các quản lý thường giỏi nhấn mạnh những lời hứa về cân bằng công việc-cuộc sống với ứng viên tiềm năng, thì họ lại không giỏi truyền đạt điều tương tự với các nhân viên hiện tại. Hãy thường xuyên thảo luận với nhân viên về những lựa chọn họ có thể chọn. Thêm nữa, hãy ngồi xuống với những ai sắp làm bố mẹ và thảo luận về việc nghỉ thai sản.


Thường xuyên cập nhật. Phải luôn nắm được những xu hướng cân bằng công việc-cuộc sống hiện tại. Những gì phù hợp với nhân viên hiện tại có thể sẽ không còn hợp sau một năm nữa. Hãy làm mới những đề nghị về việc cân bằng công việc-cuộc sống của bạn, và đưa ra những lợi ích tức thời. Thêm nữa, hãy nghĩ đến việc cho họ chọn các chương trình công việc-cuộc sống.


Stay at the forefront. It is important to keep ahead of the curve on emerging work-life balance trends. What works today for employees might not be a good fit a year from now. Keep your work-life balance initiatives fresh, and offer in-demand benefits. Plus, consider offering work-life programs.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt.


iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY