DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Bài 1.22: Cách để bắt chuyện với người lạ

| 2031 lượt xem | Nguyễn Thị Viên

 
 

Welcome to English Club - Thư viện 100 năm “Thân Tâm Tuệ” của DJC! Tặng Bạn giải pháp Học tiếng Anh kết hợp với Mô hình Phát triển bản thân DJ - Model giúp Nâng cao năng lực:

  1. Nghe Nói Đọc Viết & Dịch tiếng Anh.

  2. Thuyết trình thông qua Modeling “Học theo video mẫu”.

  3. Khai phóng nội lực để Thịnh vượng, Bình An & Hạnh phúc. 

Để tự học hiệu quả, tham khảo các bước sau:

  1. Chọn bài có nội dung phù hợp.

  2. Xem bản dịch song song khi nghe bài học.

  3. Chuẩn bị sổ / máy note lại nội dung ý nghĩa.

Giới thiệu:

  • Đối tượng: Học sinh, sinh viên và người đi làm mong muốn phát triển bản thân

  • Tác giả: Kio Stark – Diễn giả, nhà tư vấn, tác giả của cuốn sách nổi tiếng When Strangers Meet

  • Cộng tác viên dịch: Trần Ngọc Trọng

  • DJ Model: #Bánh xe cuộc đời #Bộ kỹ năng # Bộ tư duy #Nhà lãnh đạo

  • Link tài liệu gốc: XEM NGAY


WHY YOU SHOULD TALK TO STRANGERS?

CÁCH ĐỂ BẮT CHUYỆN VỚI NGƯỜI LẠ


There are things we say when we catch the eye of a stranger or a neighbor walking by. We say, "Hello, how are you? It's a beautiful day. How do you feel?" These sound kind of meaningless, right? 


Có những điều chúng ta sẽ nói khi bắt gặp ánh mắt của một người lạ hoặc một người hàng xóm đi ngang qua. Chúng ta nói, "Xin chào, bạn có khỏe không? Quả là một ngày đẹp trời. Bạn cảm thấy thế nào?" Những điều này nghe có vẻ vô nghĩa, phải không? 


And, in some ways, they are. They have no semantic meaning. It doesn't matter how you are or what the day is like. They have something else. They have social meaning. What we mean when we say those things is: “I see you there”. 


Và, theo một số trường hợp, chúng là như vậy. Chúng không có ý nghĩa, ngữ nghĩa gì. Không quan trọng bạn như thế nào hay ngày hôm nay như thế nào. Chúng mang một hàm ý khác. Chúng có ý nghĩa về mặt xã hội. Ý của chúng ta khi nói những điều đó là: “Tôi đã thấy bạn”. 


I'm obsessed with talking to strangers. I make eye contact, say hello, I offer help, I listen. I get all kinds of stories. 


Tôi bị "cuồng" nói chuyện với người lạ. Tôi giao tiếp bằng mắt, chào hỏi, đề nghị giúp đỡ và lắng nghe họ. Qua đó tôi được biết đến rất nhiều câu chuyện. 


About seven years ago, I started documenting my experiences to try to figure out why. What I found was that something really beautiful was going on. This is almost poetic. These were really profound experiences. They were unexpected pleasures. They were genuine emotional connections. They were liberating moments. 


Khoảng bảy năm trước, tôi bắt đầu ghi lại các trải nghiệm của mình để cố gắng tìm ra lý do. Những gì tôi tìm thấy là một điều gì đó rất đẹp đang diễn ra. Nó thật là thơ mộng. Những trải nghiệm này có ý nghĩa rất sâu sắc. Chúng là những niềm vui bất ngờ, chúng là những sợi dây kết nối tình cảm. Chúng là những khoảnh khắc tự do. 


So one day, I was standing on a corner waiting for the light to change. I'm a New Yorker, so that means I was actually standing in the street on the storm drain, as if that could get me across faster. And there's an old man standing next to me. So he's wearing, like, a long overcoat and sort of an old-man hat, and he looked like somebody from a movie. 


Một ngày nọ, tôi đang đứng ở một góc đường, chờ đèn giao thông thay đổi, tôi là người New York, tôi thực sự đang đứng trên cống thoát nước mưa trên đường, như thể điều đó có thể giúp tôi băng qua nhanh hơn. Và có một ông lão đứng cạnh tôi. ông ấy mặc một chiếc áo khoác dài và một loại mũ dành cho người già và ông ấy trông giống như một người nào đó trong phim vậy. 


And he says to me, "Don't stand there. You might disappear." So this is absurd, right? But I did what he said. I stepped back onto the sidewalk. And he smiled, and he said, "Good. You never know. I might have turned around, and zoop, you're gone." 


Ông ấy nói với tôi, "Đừng đứng đó. Cháu sẽ bị nuốt mất đấy." Điều này là vô lý, phải không? Nhưng tôi đã nghe theo lời ông ấy. Tôi lùi lại lên vỉa hè. Ông ấy mỉm cười và nói, "Đúng rồi đấy. Ai mà biết được ông chỉ quay đi một lát rồi quay lại, và thoắt cái, cháu biến mất tiêu thì sao?" 


This was weird, and also really wonderful. He was so warm, and he was so happy that he'd saved me. We had this little bond. For a minute, I felt like my existence as a person had been noticed, and I was worth saving. 


Chuyện này nghe kỳ cục, nhưng cũng rất tuyệt vời. Ông ấy rất hiền từ và ông ấy hạnh phúc vì đã cứu được tôi. Chúng tôi đã có một sợi dây liên kết nhỏ với nhau. Trong một phút, tôi cảm thấy như sự tồn tại của mình đã được người khác chú ý và họ thấy tôi đáng được cứu. 


The really sad thing is, in many parts of the world, we're raised to believe that strangers are dangerous by default, that we can't trust them, that they might hurt us. But most strangers aren't dangerous. 


Điều thực sự đáng buồn là ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta được giáo dục rằng những người lạ luôn luôn nguy hiểm, rằng chúng ta không thể tin tưởng họ, rằng họ có thể làm tổn hại đến chúng ta. Nhưng đa phần những người lạ không nguy hiểm. 


We're uneasy around them because we have no context. We don't know what their intentions are. So instead of using our perceptions and making choices, we rely on this category of "stranger." 


Chúng ta không thoải mái khi ở cạnh họ bởi vì chúng ta không biết rõ họ. Chúng ta không biết ý định của họ là gì. Vì vậy, thay vì sử dụng suy nghĩ của chúng ta để đưa ra hành động, chúng ta chỉ quan tâm họ có phải “người lạ” hay không. 


I have a four-year-old. When I say hello to people on the street, she asks me why. She says, "Do we know them?" I say, "No, they're our neighbor." "Are they our friend?", "No, it's just good to be friendly." 


Tôi có một cô con gái bốn tuổi. Khi tôi chào mọi người trên phố, cô ấy hỏi tôi tại sao. Cô ấy hỏi, "Chúng ta có biết họ không?" Tôi trả lời, "Không, họ là hàng xóm của chúng ta." "Họ là bạn của chúng ta?", "Không phải, nhưng chúng ta nên tỏ ra thân thiện." 


I think twice every time I say that to her, because I mean it, but as a woman, particularly, I know that not every stranger on the street has the best intentions. It is good to be friendly, and it's good to learn when not to be, but none of that means we have to be afraid. 


Tôi nghĩ kĩ hai lần trước khi nói điều đó với cô ấy, bởi vì ý tôi là vậy, nhưng nhờ linh tính của phụ nữ, tôi biết rằng không phải bất kỳ người lạ nào trên đường đều có ý tốt. Thật tốt để tỏ ra thân thiện và cũng cần thiết để biết lúc nào nên giữ khoảng cách, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải sợ hãi. 


There are two huge benefits to using our senses instead of our fears. The first one is that it liberates us. When you think about it, using perception instead of categories is much easier said than done. Categories are something our brains use. When it comes to people, it's sort of a shortcut for learning about them. 


Có hai lợi ích lớn khi sử dụng linh tính thay vì sợ hãi. Điều đầu tiên là nó sẽ giải phóng chúng ta. Khi bạn nghĩ về nó, sử dụng linh tính thay vì đưa ra lựa chọn sẽ dễ nói hơn là làm. Lựa chọn là việc mà bộ não của chúng ta hoạt động. Khi nói về ai đó, đó là một lối tắt để tìm hiểu về họ. 


We see male, female, young, old, black, brown, white, stranger, friend, and we use the information in that box. It's quick, it's easy and it's a road to bias. And it means we're not thinking about people as individuals. 


Chúng ta có thông tin nam, nữ, trẻ, già, người da đen, người da nâu, người da trắng, người lạ, bạn bè và chúng ta sử dụng thông tin trong những lựa chọn đó. Thật nhanh chóng, thật dễ dàng và cũng đầy định kiến thật đấy. Và nó có nghĩa là chúng ta không nghĩ về mọi người với tư cách cá nhân. 


I know an American researcher who travels frequently in Central Asia and Africa, alone. She's entering into towns and cities as a complete stranger. 


Tôi biết một nhà nghiên cứu người Mỹ thường xuyên đi du lịch một mình ở Trung Á và Châu Phi. Cô ấy bước vào các thị trấn và thành phố như một người hoàn toàn xa lạ.


She has no bonds, no connections. She's a foreigner. Her survival strategy is this: get one stranger to see you as a real, individual person. If you can do that, it'll help other people see you that way, too. 


Cô ấy không có ràng buộc, không có mối quan hệ nào. Cô ấy là người nước ngoài. Chiến lược sinh tồn của cô ấy là: hãy một người lạ xem bạn như một cá thể thực sự. Nếu bạn có thể làm được thì cũng có thể nhìn nhận bạn như một cá thể. 


The second benefit of using our senses has to do with intimacy. I know it sounds a little counterintuitive, intimacy and strangers, but these quick interactions can lead to a feeling that sociologists call "fleeting intimacy." 


Lợi ích thứ hai của việc sử dụng linh tính của chúng ta liên quan đến sự thân mật. Tôi biết điều đó nghe có vẻ hơi ngược đời, “sự thân mật” và “người lạ”, nhưng những tương tác nhanh chóng này có thể dẫn đến cảm giác mà các nhà xã hội học gọi là "sự thân mật thoáng qua". 


So, it's a brief experience that has emotional resonance and meaning. It's the good feeling I got from being saved from the death trap of the storm drain by the old man, or how I feel like part of a community when I talk to somebody on my train on the way to work. 


Vì vậy, đó là một trải nghiệm ngắn ngủi nhưng có sự hòa hợp giữa cảm xúc và ý nghĩa. Đó là cảm giác tuyệt vời mà tôi nhận được khi được ông già cứu thoát khỏi cái bẫy chết chóc trong cống thoát nước mưa, hay tôi cảm thấy mình là một phần của cộng đồng khi nói chuyện với ai đó trên chuyến tàu của tôi trên đường đi làm. 


Sometimes it goes further. Researchers have found that people often feel more comfortable being honest and open about their inner selves with strangers than they do with their friends and their families -- that they often feel more understood by strangers. 


Đôi khi mọi thứ còn tiến xa hơn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người thường cảm thấy thoải mái hơn khi thành thật và cởi mở về nội tâm của họ với người lạ hơn là với bạn bè và gia đình của họ - rằng họ thường cảm thấy được người lạ thấu hiểu mình hơn. 


This gets reported in the media with great lament. "Strangers communicate better than spouses!" It's a good headline, right? I think it entirely misses the point. 


Điều này đã được đưa tin trên các phương tiện truyền thông với sự than thở lớn. "Người lạ giao tiếp hòa hợp hơn cả vợ chồng!" Đó là một tiêu đề hay, phải không? Có vẻ như điều này hoàn toàn không đúng vấn đề. 


The important thing about these studies is just how significant these interactions can be; how this special form of closeness gives us something we need as much as we need our friends and our families. So how is it possible that we communicate so well with strangers? 


Điều quan trọng của những nghiên cứu này là mức độ quan trọng của những cuộc giao tiếp; làm thế nào mà cảm giác đặc biệt thân thiết với người lạ quan trọng không kém gì khi chúng ta ở với bạn bè và người thân. Vì vậy, làm thế nào mà chúng ta có thể giao tiếp tốt như vậy với người lạ?


There are two reasons. The first one is that it's a quick interaction. It has no consequences. It's easy to be honest with someone you're never going to see again, right? That makes sense. 


Có hai lý do. Điều đầu tiên là đó là một tương tác nhanh chóng. Nó không để lại hậu quả gì. Thật dễ dàng để thành thật với một người mà bạn sẽ không bao giờ gặp lại, phải không? Điều đó có ý nghĩa lớn. 


The second reason is where it gets more interesting. We have a bias when it comes to people we're close to. We expect them to understand us. We assume they do, and we expect them to read our minds. 


Lý do thứ hai là chúng ta sẽ chẳng biết được chuyện sẽ còn thú vị tới đâu. Chúng ta có định kiến ​​khi nói chuyện với những người mà chúng ta thân thiết. Chúng ta mong họ hiểu mình. Chúng ta luôn tin rằng họ hiểu, và mong rằng họ đọc được ý nghĩ của ta. 


So imagine you're at a party, and you can't believe that your friend or your spouse isn't picking up on it that you want to leave early. And you're thinking, "I gave you the look." With a stranger, we have to start from scratch. 


Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một bữa tiệc, và bạn không thể tin rằng bạn của bạn hoặc vợ, chồng của bạn không hiểu ý bạn rằng bạn muốn về sớm. Và bạn đang nghĩ, "Tôi đã ra hiệu cho bạn." Nhưng với một người lạ, chúng ta phải làm lại từ đầu. 


We tell the whole story, we explain who the people are, how we feel about them; we spell out all the inside jokes. And guess what? Sometimes they do understand us a little better. OK. So now that we know that talking to strangers matters, how does it work? 


Chúng ta phải giải thích toàn bộ câu chuyện, chúng ta giải thích chúng ta là ai, chúng ta cảm thấy thế nào về họ; chúng ta giải thích cặn kẽ những câu đùa ít người biết. Và đoán xem? Đôi khi họ hiểu chúng ta hơn một chút. Đúng vậy. Vì vậy, bây giờ chúng ta biết rằng việc nói chuyện với người lạ cũng rất quan trọng, vậy làm thế nào để bắt đầu công việc này? 


There are unwritten rules we tend to follow. The rules are very different depending on what country you're in, what culture you're in. In most parts of the US, the baseline expectation in public is that we maintain a balance between civility and privacy. This is known as civil inattention. 


Có những luật bất thành văn mà chúng ta có xu hướng tuân theo. Các quy tắc rất khác nhau tùy thuộc vào quốc gia bạn đang ở, nền văn hóa của bạn. Ở hầu hết các vùng của Hoa Kỳ, người ta đều có mong đợi chung khi nói chuyện với người lạ sự cân bằng giữa lịch sự và riêng tư. Đây là mong đợi trong tiềm thức mỗi người. 


So, imagine two people are walking towards each other on the street. They'll glance at each other from a distance. That's the civility, the acknowledgment. And then as they get closer, they'll look away, to give each other some space. In other cultures, people go to extraordinary lengths not to interact at all. 


Bây giờ, có hai người sắp đi qua nhau trên đường. Họ sẽ nhìn nhau từ xa. Đó là sự lịch sự, sự công nhận. Và sau đó khi họ đến gần hơn, họ sẽ nhìn đi chỗ khác, để cho nhau một khoảng không gian. Với những nền văn hoá khác, người ta sẽ đi thật xa nhau ra để khỏi phải nhìn nhau. 


People from Denmark tell me that many Danes are so averse to talking to strangers, that they would rather miss their stop on the bus than say "excuse me" to someone that they need to get around. Instead, there's this elaborate shuffling of bags and using your body to say that you need to get past, instead of using two words. 


Những người ở Đan Mạch nói với tôi rằng nhiều người Đan Mạch không thích nói chuyện với người lạ, họ thà bỏ lỡ trạm dừng của mình trên xe buýt hơn là nói "làm ơn cho tôi qua" với ai đó mà họ cần đi lại. Thay vào đó, họ mang theo túi đựng đồ nặng và dùng động tác xách túi để ngụ ý muốn qua thay vì sử dụng lời nói đó. 


In Egypt, I'm told, it's rude to ignore a stranger, and there's a remarkable culture of hospitality. Strangers might ask each other for a sip of water. Or, if you ask someone for directions, they're very likely to invite you home for coffee. 


Tôi nghe rằng ở Ai Cập, thật thô lỗ khi phớt lờ một người lạ, và ở đó có một văn hóa hiếu khách đáng chú ý. Những người lạ có thể mời nhau uống nước. Hoặc, nếu bạn hỏi đường ai đó, rất có thể họ sẽ mời bạn về nhà uống cà phê. 


We see these unwritten rules most clearly when they're broken, or when you're in a new place and you're trying to figure out what the right thing to do is. Sometimes breaking the rules a little bit is where the action is. 


Chúng ta thấy những luật bất thành văn rõ ràng nhất khi chúng ta phá vỡ nó hoặc khi bạn ở một môi trường mới và bạn đang cố gắng làm quen với nó. Đôi khi vi phạm các quy tắc sẽ cho biết hành động của mình đang ở đâu. 


In case it's not clear, I really want you to do this. OK? So here's how it's going to go. Find somebody who is making eye contact. That's a good signal. The first thing is a simple smile. If you're passing somebody on the street or in the hallway here, smile. 


Trong trường hợp không rõ ràng, tôi thực sự muốn bạn thử cách này, được chứ? Và tình huống diễn ra thế này. Tìm ai đó đang nhìn bạn. Đó là một tín hiệu tốt. Điều đầu tiên là mỉm cười. Nếu bạn đang đi ngang qua ai đó trên phố hay dọc hành lang, hãy mỉm cười. 


See what happens. Another is triangulation. There's you, there's a stranger, there's some third thing that you both might see and comment on, like a piece of public art or somebody preaching in the street or somebody wearing funny clothes. 


Hãy xem điều gì sẽ xảy ra. Một cách khác là phương pháp tam giác. Có bạn, có một người lạ, có một điều thứ ba nào đó mà cả hai có thể nhìn thấy và nhận xét, chẳng hạn như một tác phẩm nghệ thuật công cộng hay một người đang thuyết giáo trên đường hay ai đó mặc quần áo hài hước. 


Give it a try. Make a comment about that third thing, and see if starts a conversation. Another is what I call noticing. This is usually giving a compliment. 


Hãy thử một lần. Hãy đưa ra bình luận về điều thứ ba đó và xem thử liệu có cuộc hội thoại nào bắt đầu không. Tôi còn một cách nữa, gọi là: sự chú ý. Điều này thường là đưa ra một lời khen. 


I'm a big fan of noticing people's shoes. I'm actually not wearing fabulous shoes right now, but shoes are fabulous in general. And they're pretty neutral as far as giving compliments goes. People always want to tell you things about their awesome shoes. You may have already experienced “the dogs and babies” principle. 


Tôi rất thích để ý giày của người khác. Dù đôi giày tôi đang mang thực sự không được đẹp mấy, nhưng với tôi, đã là giày thì đều đẹp. Và những đôi giày cũng sẽ không có gì đặc biệt cho đến khi có  những lời khen về nó. Mọi người luôn muốn khoe với bạn về những đôi giày đẹp của họ. Chắc bạn đã từng thử qua nguyên lý “chó và trẻ con”.


It can be awkward to talk to someone on the street; you don't know how they're going to respond. But you can always talk to their dog or their baby. The dog or the baby is a social conduit to the person, and you can tell by how they respond whether they're open to talking more. 


Có thể khó xử khi nói chuyện với một người lạ trên đường phố vì bạn không biết họ sẽ phản hồi như thế nào. Nhưng bạn có thể bắt chuyện với con chó của họ hoặc con nhỏ của họ. Con chó và đứa trẻ sẽ luôn là cầu nối giữa người lớn với nhau và từ cách họ phản ứng bạn có thể biết họ có cởi mở để tiếp tục cuộc nói chuyện hay không. 


The last one I want to challenge you to is disclosure. This is a very vulnerable thing to do, and it can be very rewarding. So next time you're talking to a stranger and you feel comfortable, tell them something true about yourself, something really personal. 


Còn điều cuối cùng, tôi muốn bạn thử chính là "sự bày tỏ". Đây là một việc khá nguy hiểm để thử và nó cũng có mang lại kết quả. Vào lần tới khi bạn đang nói chuyện với một người lạ và cảm thấy thoải mái, hãy tâm sự với họ điều gì đó thực sự về bản thân bạn, điều gì đó thực sự riêng tư. 


You might have that experience I talked about of feeling understood. Sometimes in conversation, people ask me, "What does your dad do?" or, "Where does he live?" And sometimes I tell them the whole truth, which is that he died when I was a kid. Always in those moments, they share their own experiences of loss. We tend to meet disclosure with disclosure, even with strangers. 


Bạn có thể có trải nghiệm mà tôi gọi là “cảm giác được thấu hiểu”. Đôi khi trong cuộc trò chuyện, mọi người hỏi tôi, "Bố bạn làm nghề gì?" hoặc, "Bố bạn sống ở đâu?" Và đôi khi tôi nói với họ toàn bộ sự thật, đó là ông ấy đã mất khi tôi còn nhỏ. Và trong những khoảnh khắc đó, họ luôn chia sẻ lại những mất mát của riêng mình. Chúng ta có xu hướng dùng bí mật của mình để đáp lại người kia, ngay cả với người lạ. 


So, here it is. When you talk to strangers, you're making beautiful interruptions into the expected narrative of your daily life and theirs. You're making unexpected connections. If you don't talk to strangers, you're missing out on all of that. 


Vậy từ đó chúng ta hiểu rằng. Khi bạn nói chuyện với người lạ, bạn đang tạo ra những cuộc trò chuyện tình cờ thành những lời tâm sự ​​về cuộc sống hàng ngày giữa bạn và họ. Bạn sẽ tạo được mối quan hệ tình cờ. Nếu bạn không quen việc nói chuyện với người lạ, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả những điều đó. 


We spend a lot of time teaching our children about strangers. What would happen if we spent more time teaching ourselves? We could reject all the ideas that make us so suspicious of each other. We could make a space for change. Thank you. 


Chúng ta dành nhiều thời gian để dạy con cái về người lạ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dành nhiều thời gian hơn để tự dạy mình? Chúng ta có thể bác bỏ tất cả những ý kiến ​​khiến chúng ta nghi ngờ lẫn nhau. Chúng ta có thể tạo ra được những thay đổi lớn. Cảm ơn các bạn.


Cảm ơn bạn đã thật chăm chỉ, nếu cần thêm tài liệu hãy nói với DJC. Bạn thấy đoạn dịch nào chưa phù hợp hãy comment ở phần bình luận, DJC rất hân hạnh được nghe góp ý của bạn. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ với DJC và đừng quên tải App để xem tài liệu trên giao diện thân thiện hơn và sở hữu kho tri thức tinh hoa Việt. 

iOS:         TẢI APP NGAY

Android:  TẢI APP NGAY