DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

4 giai đoạn phát triển việc đọc sách của trẻ

| 2337 lượt xem | Hồi Hoàng

4 giai đoạn phát triển việc đọc sách của trẻ

Làm như thế nào để biết trẻ có sự tiến bộ trong quá trình đọc sách? Câu hỏi rất nhiều bậc làm cha mẹ đang trăn trở. Những giai đoạn này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của cá nhân người học và không phụ thuộc vào độ tuổi cũng như cấp học. Khi biết được các giai đoạn này cha mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích cho việc lựa chọn sách và ngữ liệu cho trẻ.

1. Giai đoạn nhận biết (Emergent readers): 

Trẻ cần phải có cảm tình, sự thích thú đối với sách, đặc biệt là các cuốn sách có hình ảnh. Ở giai đoạn này trẻ được tiếp xúc và cảm thấy thoải mái với các cuốn sách, thậm chí thích được tự đọc một cách độc lập; nhận ra được các chữ cái và từ thậm chí các thành phần của ngôn ngữ. Trẻ cũng có thể làm việc với các cuốn sách một cách có mục đích và cũng là giai đoạn đầu tiên của việc phát triển khả năng tập trung vào mối quan hệ giữa chữ các cái và âm thanh. Các cuốn sách được chia sẻ nhiều lần, lặp lại thường xuyên, có sự mở rộng các câu chuyện, liên kết các kinh nghiệm của trẻ với hình ảnh và chữ viết, và bắt đầu hướng dẫn trẻ “đọc”, giúp trẻ tạo nên những dự đoán về nội dung chúng đang đọc.

2. Giai đoạn trước khi trở thành người đọc (Early readers): 

Có thể sử dụng một vài chiến thuật để dự đoán từ đó là gì (có thể sử dụng các bức tranh để xác nhận lại các dự đoán trẻ có thể thảo luận về bối cảnh của truyện để hiểu rõ hơn các tình tiết và thông điệp của câu chuyện đó. Ở giai đoạn này, việc phát phát triển các tín hiệu của ngôn ngữ được đặt ra như một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, chúng phải tập trung nhiều hơn vào các tín hiệu hình ảnh và các thành phần của ngôn ngữ, lúc này đọc là để hiểu ý nghĩa. Trong giai đoạn này, những thói quen của việc đọc sách được hình thành, trẻ biết vượt qua rào cản ngôn ngữ và biết cách dự đoán, tự tìm ý nghĩa của các từ ngữ. Bên cạnh đó, khả năng ghi nhớ, khả năng duy trì ý nghĩa của từ ngữ trong não bộ cũng được hình thành.

3. Giai đoạn chuyển giao (Transitional readers): 

Trẻ thường thích đọc sách theo một chuỗi như là các chiến thuật đọc hiểu, hành trình của các nhân vật, các sự kiện để hỗ trợ sự phát triển của kĩ năng đọc. Chúng đọc sách ở những địa điểm thích hợp, thời lượng đọc sách được xem là một trong những tín hiệu về khả năng nhận thức nói chung. Ở giai đoạn này, trẻ thường dùng các chiến thuật chung để chỉ ra hầu hết các từ nhưng đôi lúc vẫn cần phải có sự giúp đỡ với các thuật ngữ trong các văn bản phức tạp hơn.

4. Giai đoạn đọc thành thạo (Fluent readers): 

Trẻ tự tin vào hiểu biết của chúng trong các đoạn văn bản và hiểu các văn bản được tổ chức như thế nào, chúng cũng có khả năng đọc sách một cách độc lập. Giai đoạn này, giáo viên tập trung vào các năng lực của trẻ trong việc sử dụng các chiến thuật để giải thích hệ thống các tín hiệu ngôn ngữ. Học sinh có khả năng nhớ, lưu giữ những nội dung đã đọc trong thời gian dài hơn và phức tạp hơn trong tính liên tục của ngôn ngữ. Một đứa trẻ được gọi là biết cách đọc sách khi chúng hiểu rằng: tiếp cận, đọc và hiểu một đoạn văn bản là một cách để tiếp cận với quan điểm, ý kiến của người khác.

Nguồn + Ảnh : Internet