DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

Chữa lành đứa trẻ bị tổn thương trong ta - Phần 1

| 2411 lượt xem | Hồi Hoàng

Chữa lành đứa trẻ bị tổn thương trong ta - Phần 1

Vì sao ai trong chúng ta cũng cần chữa lành đứa trẻ bên trong ?

Trong mỗi chúng ta, có một đứa trẻ nhỏ, khổ đau. Chúng ta đều có những thời kỳ khó khăn khi còn bé và nhiều người đã trải qua thương chấn. Để bảo vệ và phòng thủ cho bản thân khỏi những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường cố gắng quên đi những thời kì đau đớn, nhưng nỗi đau vẫn luôn lặp lại và ảnh hưởng cho các thế hệ sau vì nó tồn tại trong mô thức của ta, đó là một quá trình tạo ra tâm thức đau khổ, thiếu thốn, lo lắng, sợ hãi... của đứa trẻ bên trong chúng ta, nếu không biết cách chữa lành triệt để điều này luôn đem lại sự bất an cho bạn.

Mục đích của bài viết này là giúp bạn đi vào một không gian phản chiếu. Nếu bạn muốn làm việc với “đứa trẻ bên trong mình”, tôi muốn bạn suy ngẫm về thời thơ ấu của chính bạn, ngược dòng thời gian về những năm đầu đời và cảm giác của bạn khi còn là một đứa trẻ.
- Bạn có cảm thấy an toàn không?
- Bạn có cảm thấy thuộc về gia đình mình?
- Bạn có được phép là mình không?
- Mối liên hệ hiện tại của bạn với đứa trẻ bên trong mình như thế nào?

Đây là những câu hỏi cực kỳ quan trọng chúng ta cần hỏi, và nếu bạn chưa từng hỏi, tôi hy vọng bạn sẽ sớm làm được điều này.

Đứa trẻ bên trong là gì?

Đứa trẻ bên trong là một phần trong tinh thần của bạn - phần vẫn lưu giữ được sự hồn nhiên, sáng tạo, sự ngạc nhiên và hứng thú tìm hiểu về cuộc sống. Theo đúng nghĩa đen, đứa trẻ bên trong bạn là đứa trẻ sống trong bạn - sống giữa tinh thần của bạn. Điều quan trọng là chúng ta phải kết nối với phần nhạy cảm của chính mình. Khi chúng ta kết nối được với đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta, ta sẽ cảm thấy phấn chấn, được tiếp thêm sinh lực và được truyền cảm hứng từ cuộc sống. Khi ta bị mất kế nối, cảm xúc nơi ta sẽ là sự thờ ơ, buồn chán, thiếu niềm vui và luôn trống rỗng.

10 ảnh hưởng khiến ta cảm thấy thiếu an toàn khi còn nhỏ.

Dưới đây là một số ảnh hướng phổ biến mà chúng ta đã trải qua và khiến ta cảm thấy không an toàn. Có bao nhiêu ảnh hưởng liên đới tới trường hợp của cá nhân bạn?

- Bạn được dạy rằng “Nó là không ổn khi có chính kiến của riêng mình”.

- Bạn bị trừng phạt khi cố gắng lên tiếng hoặc hành động khác đi.

- Bạn không được khuyến khích để vui chơi hoặc tìm kiếm niềm vui.

- Bạn không được phép làm điều gì đó tự phát.

- Bạn không được phép thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ (như giận dữ hay vui sướng)

- Bạn bị chế nhạo bởi bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình.

- Bạn bị chỉ trích/lạm dụng bằng lời nói một cách thường xuyên.

- Bạn bị trừng phạt về thể xác (Bị tát, bị đánh)

- Bạn được tạo ra để CHỊU TRÁCH NHIỆM với cha mẹ và mức độ hạnh phúc của họ.

Bạn không có được những tương tác tình cảm từ gia đình (như ôm ấp,những nụ hôn hay vuốt ve)

Danh sách này là không đầy đủ, vậy nên nếu bạn có những ý kiến bổ sung, xin vui lòng chia sẻ cho chúng tôi ở dưới mục comment của bài viết nhé.

“ Tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ mang nhiều thương tích. Ai đả thương ta? Đó là những người ta thương và những người thương ta ”

Nguyên nhân dẫn đến đứa trẻ bị tổn thương

Dưới đây là 3 hình thái bỏ bê, xao nhãng, bỏ rơi thời thơ ấu mà bạn có thể đã trải qua

● Bỏ bê về mặt cảm xúc

Cha mẹ/người giám hộ của bạn đã không thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu tình cảm của bạn về Sự yêu thương, sự hỗ trợ, bảo vệ/hoặc sự hướng dẫn. Họ cũng không chú ý đến bạn hoặc lên án những biểu hiện cảm xúc cần thiết từ bạn. Hệ quả dẫn tới là:

Bạn phát triển một mức độ thấp về giá trị bản thân và lòng tự trọng.

Bạn bắt đầu bỏ qua nhu cầu tình cảm của mình.

Bạn học cách trốn tránh, tránh né hoặc kìm nén cảm xúc của mình vì chúng có liên quan đến cảm giác bị bỏ rơi từ thời thơ ấu của bạn.

Bạn phát triển các chứng bệnh tâm lý hoặc thể chất liên quan đến việc bạn không thể lắng nghe, chấp nhận và đối phó với cảm xúc của mình theo những cách lành mạnh (Ví dụ: Sự kìm nén cảm xúc)

● Bỏ bê về Tâm lý

Hình thái bỏ mặc này được biểu hiện trong thời thơ ấu bởi cha mẹ/người giám hộ của bạn - những người không lắng nghe, không nâng đỡ và nuôi dưỡng con người bạn. Khi trưởng thành, bạn có thể sẽ phát triển một số hội chứng dưới đây:

Phát triển các vấn đề về lòng tự trọng thấp do các hình thức lạm dụng như Chế giễu, hạ thấp, kỳ vọng quá mức, bị phớt lờ, bị từ chối hoặc liên tục bị trừng phạt.

Phát triển những vấn đề sâu sắc ngầm về sự tức giận từ những chấn thương từ thời thơ ấu không được giải quyết và không có khả năng yêu thương chính mình.

Phát triển sự nghiện ngập và loạn thần kinh chức năng để tạo ra cảm giác lừa dối về sự thoải mái và an toàn trong cuộc sống.

Phát triển các bệnh tâm lý và thể chất.

Bạn có vấn đề trong việc duy trì các mối quan hệ đáng tôn trọng và lành mạnh.

● Bỏ bê về Thể chất

Ở cấp độ thiết yếu cơ bản, sự an toàn về thể chất và nuôi dưỡng là một vài trong số những yếu tố bản chất nhất trong mối quan hệ yêu thương. Chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này trong tự nhiên như cách những chú gà con, cún con được nuôi dưỡng bằng thức ăn, nơi trú ẩn và sự bảo vệ. Tuy nhiên, khi điều này thiếu sẽ dẫn đến một số vấn đề sau nảy sinh:

Giá trị bản thân thấp dẫn đến bỏ bê/lạm dụng thể chất bản thân. Ví dụ như: Rối loạn ăn uống (chán ăn, béo phì), hoặc duy trì một chế độ ăn uống không lành mạnh, tự tổn hại đến bản thân.

Các hành vi tìm kiếm an toàn cực đại [Phức hợp tâm lý như OCD/psychological complexes such as OCD) hoặc các hành vi mạo hiểm cực độ [Ví như: Quan hệ tình dục không bảo vệ/ Ám ảnh với những hành vi liều lĩnh…)]

Nghiện ma túy, rượu, bạo lực, đồ ăn…

Rối loạn chức năng tình dục hoặc QHTD bừa bãi (thường là kết quả của việc bị lạm dụng tình dục).

Hãy dành một vài phút để thở và kết nối với chính mình sau khi đọc danh sách này. Có khả năng bạn sẽ cảm nhận được một số cảm xúc mạnh mẽ xuất hiện bên trong mình. Tôi khuyến khích bạn dành một chút thời gian để khiến mọi thứ chậm lại và nhẹ nhàng với chính mình.

Đây là một điều khá hữu ích để nhắc ta nhớ rằng “Một hoặc thậm chí nhiều vấn đề của chúng ta bắt nguồn từ sự thờ ơ, bỏ bê thời thơ ấu - giữ mối hận thù và đổ lỗi sẽ chẳng đưa ta đến đâu cả. Mọi người đều là nạn nhân của những nạn nhân khác, có nghĩa là “lý do tại sao cha mẹ/người giám hộ của chúng ta đối xử như vậy với ta - rất có thể là do họ từng bị bỏ rơi và cha mẹ của họ cũng phải trải qua những chấn thương tương tự…”.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu này. Chúng sẽ giúp bạn tìm hiểu mức độ bị tổn thương của đứa trẻ bên trong mình và mức độ bạn cảm thấy “thiếu an toàn” trong thế giới hiện tại. Càng nhiều dấu hiệu bạn trả lời “Đúng” thì bạn lại càng cần phải xem xét sự nghiêm túc trong việc chăm sóc đứa trẻ bên trong mình.

- Trong phần sâu thẳm nhất của tôi, tôi cảm thấy rằng có một điều gì đó không ổn với mình

- Tôi cảm thấy lo lắng bất cứ khi nào dự định làm một điều gì đó mới.

- Tôi luôn muốn làm hài lòng mọi người và có xu hướng “thiếu bản sắc (cá nhân) một cách mạnh mẽ

- Tôi là một kẻ nổi loạn. Tôi cảm thấy mọi thứ “sống động hơn” khi xung đột với người khác.

- Tôi có xu hướng giữ mọi thứ trong lòng và gặp khó khăn để buông bỏ.

- Tôi cảm thấy tội lỗi khi đứng lên bảo vệ cho chính mình.

- Tôi cảm thấy không thích nghi được với xã hội

- Tôi được định hướng là luôn phải là một người cạnh tranh để đạt được mọi thứ

- Tôi coi mình như một tội nhân khủng khiếp và tôi sợ phải xuống địa ngục.

- Tôi liên tục chỉ trích bản thân vì không đủ năng lực thích nghi trong xã hội.

- Tôi khắt khe và cầu toàn

- Tôi gặp khó khăn khi bắt đầu và kết thúc mọi thứ

- Tôi cảm thấy xấu hổ khi thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ như buồn bã hay tức giận.

- Tôi ít khi nổi điên, nhưng mỗi khi tôi làm thế, nó theo hướng cuồng nộ, bạo lực.

- Tôi quan hệ tình dục khi tôi không thực sự muốn.

- Tôi xấu hổ về các chức năng cơ thể mình.

- Tôi dành nhiều thời gian để xem các nội dung khiêu dâm.

- Tôi không tin tưởng tất cả mọi người (kể cả bản thân mình)

- Tôi là một kẻ nghiện ngập/hoặc đang nghiện ngập một thứ gì đó

- Tôi tránh xung đột bằng mọi giá.

- Tôi sợ mọi người và có xu hướng tránh họ.

- Tôi cảm thấy có trách nhiệm với người khác hơn là với chính mình.

- Tôi chưa bao giờ cảm thấy gần gũi với cha/hay mẹ mình (hoặc cả hai).

- Nỗi sợ hãi của tôi đó là “bị bỏ rơi” và tôi sẽ làm bất cứ điều gì để giữ mối quan hệ,

- Tôi khó khăn để trả lời “Không”

Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 10 mô tả này (hoặc nhiều hơn) thì “làm việc với đứa trẻ bên trong bạn” nên đứng đầu trong danh sách ưu tiên tiếp theo của bạn. Nếu bạn trả lời “Đúng” trong 5 (hoặc nhiều hơn) trong những mô tả này, bạn nên nghiêm túc xem xét việc kết nối với đứa trẻ bên trong mình.

Nguồn + Ảnh : Internet